Những hiểu biết cơ bản về vết thương

Những hiểu biết cơ bản về vết thương

Hiểu biết cơ bản về vết thương là điều rất quan trọng. Mỗi người từ nhỏ đều có những vết thương khác nhau, có thể nhẹ có thể nặng. Nhưng đa số sự chủ quan làm không ít người hiểu sai lệch về vết thương và cách chữa trị. Bạn có biết đối với những vết thương nặng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ rất dễ gây ra sẹo và biến chứng xấu. Sau đây là một số khái niệm cơ bản về vết thương.

1. Vết thương là gì?

Vết thương là một dạng chấn thương mạnh gây tổn thương ở biểu bì da có biểu hiện như da bị rách, cắt đứt hoặc đâm thủng do tác động từ bên ngoài. Tùy vào vật gây thương tích mà mức độ trầm trọng của vết thương khác nhau. Một vết đứt hay vết bầm ở tay cũng được gọi là vết thương. Đối với những vật nhọn, sắc bén hay vật cứng tác động mạnh vào da dễ gây vết thương nặng dẫn đến hiện tượng máu chảy ồ ạt.

2. Phân loại vết thương

Dựa trên tình trạng nguyên vẹn của da, vết thương được  phân chia thành 2 loại: Vết thương hở và vết thương kín.

Vết thương hở:

Các vết mổ, rạch, da rách, vết cắt, vết bỏng, hay các vết trầy da,… đều được gọi là vết thương hở . Nguyên nhân gây vết thương hở có thể là do xô xát, va phải vật gồ ghề, vết rách, vết rạch từ các vật nhọn, sắc bén hoặc vết đâm do đạn. Các dấu hiệu thường thấy ở các vết thương hở như là:

+ Ở mức độ nhẹ có thể rướm máu, rát

+ Chảy máu ồ ạt

+ Sưng, đau hoặc có thể nhiễm trùng

+ Rò rỉ mủ

+ Triệu chứng sốt và khó cử động ở vị trí có vết thương


Đối với các vết thương hở rất dễ gây vi khuẩn xâm nhập, hiện tượng máu chảy ồ ạt hoặc nhiễm trùng rất hay xảy ra, dẫn đến tình trạng nguy hiểm nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Tùy vào từng chấn thương da mà bạn nên cân nhắc điều trị tại nhà hay cơ quan y tế.

Bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật điều trị khác nhau để chữa vết thương hở tùy vào tình trạng vết thương. Sau khi làm sạch bằng dung dịch cồn hoặc muối đặc trị, thì bác sĩ có thể đóng vết thương bằng băng keo hoặc vết khâu kim. Một thời gian, các biểu bì da sẽ tự kéo và khô lại, mặc dù sẽ có một chút triệu chứng ngứa ở vết thương. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng thuốc kháng sinh nếu chẩn đoán vết thương có nguy cơ nhiễm trùng. Trong một số trường hợp nguy hiểm, có thể làm phẫu thuật và dĩ nhiên hầu như vết thương hở sẽ để lại sẹo sau này.

Vết thương kín

Là vết máu tụ dưới da, thường sẽ gây sưng và bầm tím, biểu hiện khi đụng phải vết thương này sẽ cảm thấy đau ê. Nguyên nhân của vết thương kín có thể do xô xát, té ngã,…. Đa số các vết thương kín thường sẽ nhanh lành và có thể điều trị tại nhà bằng các loại dầu, xoa bóp hoặc loại thuốc bôi da đặc trị. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp vết thương kín nguy hiểm nếu như vết thương nằm ở vị trí đầu. Việc máu tụ không tan trên đầu trong thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ nguy hiểm về sau.

Một số cách chữa trị nhân gian lưu truyền khi có vết máu tụ là thấm nước, xoa dầu,… Tuy nhiên, đó chỉ là các bước cơ bản. Nếu chấn thương ở vị trí này bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để có chuẩn đoán chính xác và yên tâm nhất.

3. Phương pháp điều trị hạn chế tiến triển vết thương hở

- Việc sơ cứu đầu tiên rất quan trọng, đối với các vết thương nhỏ bạn nên rửa sạch và xác khuẩn vết thương bằng nước muối và nước lạnh để xác trùng vết thương sau đó băng lại bằng băng cá nhân.  Tuy nhiên, với những vết thương sâu làm máu chảy ồ ạt, thì nhanh chóng sử dụng dây dài hoặc vải hoặc băng để buộc thật chặt vị trí gần vết thương, có thể sử dụng thuốc xịt giảm đau nhằm giảm tình trạng máu chảy sau đó đưa đến điều trị y tế thật nhanh.

- Đối với những vết thương do vật nhọn đâm xuyên, thì không nên cử động mạnh hoặc rút vật nhọn ra liền.  Sau đó cố định chỗ ngồi và chuyển bệnh nhân một cách nhẹ nhàng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

- Bạn cũng có thể cần xét nghiệm máu để theo dõi tình hình mất máu và nhiễm trùng. Hoặc cẩn thận hơn nên chụp X – quang để phát hiện kịp thời tình trạng vết nứt bên trong có khả năng xảy ra.

- Điều quan trọng hơn hết là không nên sử dụng bất cứ loại thuốc lạ mà không được kê theo toa của bác sĩ nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng và kháng thuốc.